Tin tức Ngành Logistics

Nhiệt Độ Bảo Quản Hàng Nông Sản Trong Container Lạnh

Ngày nay, container lạnh với nhiều ưu điểm vượt trội đã dần thay thế cho kho lạnh truyền thống để làm nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa nông sản, trái cây sau khi thu hoạch và chế biến. Container lạnh cũng được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng đông lạnh hoặc cần vận chuyển ở nhiệt độ mát như rau, quả, thịt, cá, thực phẩm cần cấp đông thậm chí là vận chuyển động vật sống ở trong tình trạng ngủ đông. Vậy các loại nông sản nào thì cần phải bảo quản? Phương pháp bảo quản nông sản nào là phổ biến nhất? Container lạnh có cấu tạo như thế nào? Cần phải cài đặt nhiệt độ bao nhiêu để bảo quản nông sản, trái cây trong cont lạnh cho phù hợp?… Mời mọi người cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!

1. Các loại nông sản cần phải bảo quản 

bảo quản nông sản trong kho lạnh

Nông sản cần phải bảo quản rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại hình và đối tượng khác nhau. Nếu phân chia theo đặc điểm hình thái và thành phần dinh dưỡng thì chúng sẽ gồm các đối tượng sau:

        • Đối tượng hạt (ít hư hỏng) gồm các loại thuộc nhóm hạt cây ngũ cốc, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là gluxit; nhóm hạt chứa nhiều protein thuộc các loại cây họ đậu; nhóm hạt có dầu thuộc các loại cây trồng như lạc, vừng, thầu dầu,…
        • Đối tượng rau hoa quả (dễ hư hỏng)
        • Đối tượng củ (khá dễ hỏng)
        • Đối tượng thân lá (chè, thuốc lá,..) (dễ hư hỏng)

Khi bảo quản ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ, ẩm độ, thành phần khí quyển), tuổi thọ bảo quản của nông sản có thể được coi là thời gian tối đa mà nông sản duy trì được chất lượng từ sau khi bảo quản cho tới khi đưa vào sử dụng. Tuổi thọ của từng loại nông sản phụ thuộc vào đặc điểm của chính loại nông sản đó, vào các điều kiện chăm sóc trước, trong và sau thu hoạch, và đặc biệt là phụ thuộc vào điều kiện bảo quản.

Việc bảo quản, kéo dài tuổi thọ nông sản nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, cho tái sản xuất, và làm tăng giá trị sản phẩm.

các loại nông sản cần được bảo quản trong kho lạnh

2. Bảo quản bằng phương pháp lạnh

Hiện tại có rất nhiều phương pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch trong đó sử dụng phương pháp lạnh để bảo quản là phổ biến nhất.

Nguyên tắc của công nghệ bảo quản nông sản này là dùng nhiệt độ thấp để làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng. Nhiệt độ trong môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong rau quả cũng như sự phát triển của vi sinh vật. Do đó có thể giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả lâu hơn.

Để kiểm tra chế độ bảo quản rau quả tươi thì thường trong kho lạnh sẽ có lắp đặt thêm một số thiết bị đo như: nhiệt kế, thiết bị đo độ ẩm, hệ thống tự điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, hệ thống đo và điều chỉnh dòng khí. Vệ sinh vùng lạnh trước khi bảo quản là việc làm hết sức cần thiết nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng.

Tùy từng loại nông sản mà chọn nhiệt độ bảo quản thích hợp. Để làm lạnh các phòng của kho bảo quản người ta dùng máy lạnh với các tác nhân làm lạnh khác nhau. Trong quá trình bảo quản cần giữ nhiệt độ ổn định, không nên để tác động của sự biến đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây đọng nước dễ làm hư hỏng nông sản. Tốt nhất, sự tăng giảm nhiệt độ là 4 đến 5 độ C trong một ngày đêm.

Khi chuyển nông sản từ container lạnh ra cũng cần qua giai đoạn nâng nhiệt từ từ để giữ được chất lượng nông sản.

Dải nhiệt độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả

nhiệt độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả

Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi

Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi

Chế độ và thời gian bảo quản rau quả tươi

3. Những yêu cầu đối với kho lạnh bảo quản nông sản

        • Kho lạnh phải là rào chắn tốt để bảo vệ nông sản không bị những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
        • Kho phải chắc chắn để nông sản tránh được các tác động cơ giới từ bên ngoài như gió, bão, động đất,…
        • Kho phải được sử dụng trong một thời gian dài để làm giảm chi phí bảo quản.
        • Kho phải ở vị trí thuận lợi để đảm bảo hàng hóa được lưu thông nhanh
        • Kho phải chuyên dụng theo từng loại nông sản.

4. Cấu tạo của container lạnh và kỹ thuật bảo quản nông sản

Container lạnh (container refrigeration) được chế tạo với mục đích lưu trữ và vận chuyển hàng hóa ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường. Container lạnh có nhiều loại nhưng được sử dụng phổ biến nhất là container lạnh 20 feet và 40 feet, nhiệt độ container lạnh trong khoảng từ âm 30 độ C đến 30 độ C.

Container lạnh được cấu tạo với bộ khung thép inox vững chắc, từ vách, sàn, cho đến nóc đều có 3 lớp với lớp ngoài cùng bằng nhôm hoặc thép không rỉ có màu trắng (có khả năng bức xạ tốt ánh sáng mặt trời, tránh hấp thụ nhiệt) và các khung thì được cấu tạo như container thường, ở giữa là lớp PU cách nhiệt dày 60mm có tỉ số nén cao, trong cùng là lớp inox có dập sóng tăng cứng, vật liệu inox nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng hóa. Hình lượn sóng cũng giúp nâng cao tính chịu lực của sàn.

Ở phía cuối của container lạnh còn có gắn hệ thống làm lạnh, âm vào phía trong container (đảm bảo an toàn cho hệ thống làm lạnh trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ lên tàu container). Đối với các xe vận chuyển hàng lạnh Bắc – Nam thì hệ thống làm lạnh nằm ở phía ngoài container (làm tăng số lượng hàng đóng vào container).

Container lạnh sử dụng máy lạnh có công suất 7,5hp hoàn toàn tự động, phương pháp làm lạnh gián tiếp.

Tại nước ta hầu hết container lạnh đều đã qua sử dụng và chất lượng còn từ 70 – 90% tùy container và mức giá bán dao động theo chất lượng container và theo thời điểm.

Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp bán container lạnh cũ với chất lượng thấp từ vỏ container tới máy container. Vì vậy người mua cần lưu ý chọn container lạnh trước khi mua như chọn nhà cung cấp uy tín, chọn lựa container bãi, không chọn container qua hình ảnh, thời gian bảo hành dài hạn.

APECTRANS đầu tư dàn 40’Reefer container mới 100% và được trang bị hệ thống máy Carrier tiêu chuẩn USA. Vỏ container của APECTRANS được trang bị hệ thống XtendFresh của Carrier. Hệ thống lọc không khí đảm bảo tỉ lệ khí Oxy và CO2 trong container, đồng thời loại bỏ khí Etilen giúp cho hoa quả được giữ tươi lâu hơn đến gấp đôi thời gian so với hệ thống máy thông thường.

 

5. Những lưu ý trong quá trình bảo quản nông sản bằng container lạnh

        • Trong thời gian bảo quản hạt, củ cần kiểm tra, theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục hiện tượng nảy mầm để không làm giảm chất lượng hạt, củ.
        • Hạn chế đọng nước trên bề mặt nông sản tươi.
        • Hạn chế ánh sáng chiếu vào bởi vì ánh sáng chứa tia UV làm phá hủy chất béo, vitamin; ánh sáng làm nhạt màu nông sản; ánh sáng kích thích sự mở tế bào khí khổng nên tăng cường sự thoát hơi nước nên có thể gây héo nông sản; ánh sáng làm tích lũy nhiều solanin, một độc chất trên củ khoai tây thịt ( thực phẩm); ánh sáng kích thích hoạt động của côn trùng.
        • Luôn giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ sàn container lạnh.
        • Thường xuyên kiểm tra theo dõi phẩm chất nông sản một cách hệ thống, kết quả kiểm tra phải ghi vào bản lý lịch phẩm chất nông sản để theo dõi

6. Nhiệt độ bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển bằng container lạnh

Nhiệt độ bảo quản hàng nông sản, trái cây trong container lạnh có vai trò rất quan trọng bởi nếu sử dụng đúng dải nhiệt độ quy định thì hàng hóa sẽ giữ được lâu hơn và có thể vận chuyển đi được xa hơn. Chất lượng dinh dưỡng, hương vị, màu sắc sẽ vẫn còn tươi nguyên khi đến tay người dùng cuối cùng.

Bảng nhiệt độ bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển bằng cont lạnh

Bảng nhiệt độ bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển bằng container lạnh - 1

Bảng nhiệt độ bảo quản trái cây trong quá trình vận chuyển bằng container lạnh - 2

Những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo, Khách hàng cần phải dựa vào tình hình thực tế, tính chất hàng hóa và yêu cầu của nhà xuất/ nhập khẩu, thời gian vận chuyển hàng hóa,… mà có sự cài đặt phù hợp về nhiệt độ, độ thông gió cho hàng hóa trong container lạnh.

Nguồn: Sưu tầm

Hãy liên lạc với chúng tôi cho tất cả các nhu cầu của bạn.